Wednesday, January 29, 2014

Album đã phát hành:

 
1. Gió Sương
2. Giòng Sông Xưa
4. Thiên Đường Mùa Xuân
5. Có Một Giòng Sông
6. Nhớ Biển Tình Quê
8. Ưu Tư Của Biển
9. Chờ Một Chuyến Đò
10. Trả Lại Cho Anh
 
thơ Từ Minh Phương
thơ L.Kh.V
thơ: Từ Minh Phương
thơ Nhất Uyên
thơ Từ Minh Phương
thơ Từ Minh Phương
thơ Nhất Uyên
thơ Nhất Uyên
thơ Từ Minh Phương
lời Từ Minh Phương & Đào Nguyên
 
Diễm Liên
Quang Minh
Hồ Quỳnh Hương
Quang Minh & Quỳnh Lan
Quỳnh Lan
Quang Tuấn
Diễm Liên
Quang Minh
Trang Nhung
Quỳnh Lan


Giới thiệu CD Chung Tình của Đào Nguyên

CD "Chung Tình" đã phát hành. Liên lạc daonguyenmusic@yahoo.com (email subject ghi: CD order) hay phone 408-896-6290. Giá mỗi CD $12 đã tính cước phí.

Ðào Nguyên Music

This page is best viewed in Western European encoding.
 English



“Chung Tình”, CD Phản Ảnh Truyền Thống Phụ Nữ Việt.
(02/07/2014 05:38 PM) (Xem: 165)

dutule.com (ngày 7 tháng 2-2014): Nữ nhạc sĩ Đào Nguyên, hiện cư ngụ tại thành phố San Jose, mới hoàn tất tác phẩm thứ ba của cô, CD nhan đề “Chung Tình”.
Vì thế, buổi sáng Thứ Tư, ngày 5 tháng 2 vừa qua, nhân dịp về nam Cali, phát hành đĩa nhạc mới của mình, qua trung gian Vincent Tuệ, một bạn học thời trung học Chu Văn An, Saigon, sau tháng 4-1975, người nữ nhạc sĩ trẻ tuổi tài hoa này, đã có một cuộc gặp gỡ một số văn nghệ sĩ ở quận hạt Orange County, như nhà báo Vương Trùng Dương; nhà báo và cũng là nhà thơ Ngọc Hoài Phương; nhà sản xuất băng nhạc, video Trần Thăng; chủ nhiệm Khánh Hòa, và chủ bút Vũ Đình Trọng của tuần báo Sống, xướng ngôn viên Michael Hoàng của Việt Face TV, v.v…
Trong buổi gặp gỡ thân mật này, nữ nhạc sĩ Đào Nguyên cho biết, cô đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết cho album nhạc mới nhất này. Hơn thế, sự sắp xếp thứ tự các ca khúc do cô sáng tác hay phổ từ thơ của một số nhà thơ ở hải ngoại, cũng đi theo tiến trình biến động tình cảm đời thường. Đó là điều mà tác giả “Chung Tình” không chú ý lắm ở 2 album đã phát hành trong quá khứ.
Khi được hỏi, xin cho biết một cách cụ thể, rõ ràng hơn về sự khác biệt của CD “Chung Tình” với 2 CD trước đây, tác giả ca khúc “Chung Tình” nói: Gần đây, do những biến động lớn trong đời thường, cô mới chợt nhận ra rằng, 2 album trước đây của cô có phần xa rời thực tế đời sống tình cảm của một con người nói chung, một phụ nữ nói riêng. Cô xác nhận, ở những CD trước, cô dành nhiều ưu ái cho những sáng tác trong sáng, thơ ngây, gần với trẻ thơ hơn người lớn. Trong khi thực tế, trẻ thơ không phải là đối tượng nghe, mua các các CD đó. Ngay cả phụ huynh của các em, nếu cần nhạc cho con em, họ cũng sẽ không chọn những CD vừa dành cho trẻ con vừa người lớn, như vậy…
Vì thế, “Chung Tình” của nữ nhạc sĩ Đào Nguyên, lần này, ra đời giống như một cuộc hóa thân. Một sự lột xác, phản ảnh đời thường của tác giả, cũng như phản ảnh mọi gập ghềnh của đời sống tinh thần người phụ nữ Việt ở xứ người.
Tôi muốn ví CD “Chung tình” của Đào Nguyên như một thứ chân dung thực. Một chân dung hắt lại từ tấm gương đời thường khi tác giả soi mình trong tấm gương đó.
Trong một điện thư gửi cho bạn, Đào Nguyên viết:
“ Với nhiều tâm sự gói ghém khởi đầu bằng một tình yêu lý tưởng “Chung Tình”, rồi ca tụng tình yêu và cuộc đời tươi đẹp, trầu cau gắn bó ”Bài Quan Họ cho một loài hoa” (phổ thơ Phạm Ngọc), rồi sau đó sẵn sàng hy sinh tất cả cho tình yêu nhiều khi gặp trắc trở “Cùng Người Đi Lễ” (chuyện kể bởi Đào Nguyên được Phạm Ngọc viết thành lời cho bài hát) , để rồi giận hờn trong “Âm Thầm” (Em bây giờ là của người ta…, phổ thơ Phạm Ngọc), để rồi đau khổ cùng cực với “Di Chúc của Một Chia Tan” (Hồn tan vỡ từng miểng chai phụ rẫy… ta bước xuống cuộc đời với tan nát từ đây: ngày…tháng …ấy, phổ thơ Du Tử Lê, nhạc viết tháng 11, 2012). Sau khi nước mắt đã cạn… bài viết cuối cùng cho CD này “Hoa Ngàn” (nhạc bắt đầu viết 2008, hòan thành tháng 7, 2013…Khát khao một thời đã cũ, khi mùa xuân không giữ nỗi cuộc tình, có giữ được không hồi ức muộn màng, phổ thơ Phạm Ngọc) trong trạng thái tĩnh lặng và nhạc không quá buồn…” (Sic).
*
Nếu có điều gì, cần phải nói thêm, tôi nghĩ, CD “Chung Tình” của nữ nhạc sĩ Đào Nguyên, rất xứng đáng cho mọi người tìm nghe. Bởi vì, ở mặt bên kia của giai điệu và ca từ, “Chung Tình” còn là một ghi nhận, một ngợi ca đức tính thủy chung, một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam, trải qua nhiều thế kỷ…
Cần liên lạc với Đào Nguyên, xin qua địa chỉ: daonguyenmusic@yahoo.com, hoặc mời vào Website: www.suoinhacdaonguyen.blogspot.com








Xin đọc Em không còn qua nữa bậc thềm rêu của Khôi An
Nhạc: Còn Đâu Tuổi Thơ 
Một cảm nghĩ về nhạc phẩm “Còn Đâu Tuổi Thơ”
Chương Trình Nghệ Sĩ và Đời Sống ngày 14/11/05 do Trường Kỳ phụ trách: "Đào Nguyên, Đường về với Nhạc và thơ" 
Đào Nguyên, Đường về với Nhạc và Thơ (pdf file) 
Đào Nguyên, Đường về với Nhạc và Thơ (continued) 
 

 

Ðào Nguyên Music


Hân hạnh giới thiện CD mới:







1. Nắng mưa cuộc tình (thơ Phạm Ngọc)    Don Hồ2. Khi ta có nhau (thơ Phan Thuận)    Hồng Hạnh
3. Trốn
(thơ Mạc Phương Đình)
    Quang Tuấn4. Em không còn qua nữa bậc thềm rêu (thơ Phạm Ngọc)    Cam Thơ & nhóm Cadillac5. Chiều không em (thơ Nhất Uyên)    Ý Lan6. Quê hương người tình (lời Quốc Nam)    Bảo Phúc
7. Còn đâu tuổi thơ
(thơ Phạm Ngọc)
    Cam Thơ
8. Ngôn ngữ tình yêu
(nhạc & lời Đào Nguyên)
    Đặng Trần Vy Thảo
9. Chặng dừng
(thơ Song Nhị)
    Bảo Phúc
10. Hài Tiên
(nhạc & lời Đào Nguyên)
     Nhóm thiếu nhiThực hiện : Đào Nguyên. Hòa âm : Đồng Sơn, Bảo Phúc, Hoàng Công Luận, Hải Phương. Giọng bè : nhóm Cadillac. Mastered: Jeff Saltzman, Lê Huy.  Hình ảnh : Tường Linh.                         Liên lạc: Đào Nguyên - P.O Box 362156 - Milpitas - CA 95036

NHỮNG BẬC THỀM RÊU, bài viết của Ngũ Lang



Đây chính là tựa đề cho một CD của Nữ Nhạc Sỹ Đào Nguyên. Chỉ với cái tựa thôi cũng đã đủ mang đến cho tôi một thiện cảm lúc ban đầu. “Những Bậc Thềm Rêu” hình như đưa ta về một quá khứ bị đánh mất, và nay không còn ghi lại một chút vết tích nào. Bước chân về nơi cũ, những bậc thềm đã phủ lớp rêu xanh của thời gian!

...Tôi nhủ thầm “Lại thêm một Đào Nguyên…”. Tôi từng quen biết với hai nhà thơ đều mang bút hiệu Đào Nguyên. Và tôi nghĩ lại thêm một “ông nhạc sĩ” Đào Nguyên. Nhưng thật bé cái lầm Đào Nguyên lần này lại là một người nữ!

Tôi rất mê nhạc và nhất là đang phụ trách một chương trình nhạc trên Đài Phát Thanh... Hình như cái lỗ tai của tôi cho phép tôi cảm nhận được những cung bậc mang đến cho tôi những rung động đến rợn người.

         

Ngay từ nhạc phẩm đầu, NẮNG MƯA CUỘC TÌNH đã đẩy người nghe vào một cảm xúc tiếc nuối vì những mất mát, những hụt hẫng cho một cuộc tình vừa chấp cánh bay đi. Dòng nhạc vẫn kéo người nghe trở về với những kỷ niệm ngày tháng cũ khi cuộc tình thăng hoa. Dù lời thơ của Phạm Ngọc không tránh được những ước lệ, nhưng thật tha thiết. Dòng thơ đã quấn quýt ghì chặt lấy từng cung bậc trong nhạc phẩm này. Tôi chợt nhớ đến nhạc phẩm nền trong phim LOVE STORY. Tôi coi cuốn phim này cách nay cũng đã 38 năm nhưng những âm thanh cuống cuồng mất mát trên từng bước chân vội vã, cuồng nhiệt trên khắp các ngã đường kiếm bóng dáng người tình. Rồi hạnh phúc đến nghẹn ngào khi thấy nàng đang ngồi cô đơn ở một nơi thường hò hẹn.

Tôi thích những câu thơ như… “còn vương vấn dòng sông trôi, xoá tan đi hoặc thành phố buồn lất phất hơi sương…” Những câu thơ gợi tôi nhớ lại những đêm ngồi ở nhà thuỷ tạ Hồ Xuân Hương chờ sương lên trong những ngày tháng của quá khứ thật xa! Tiếng hát Don Hồ diễn tả nhạc phẩm khá tốt. Nếu nhạc đệm nhẹ hơn một chút có lẽ tạo cho nhạc phẩm khởi sắc hơn.


Vừa dứt cái lê thê của nuối tiếc, mất mát vẫn còn phản phất chưa nguôi. Bỗng giọng reo vui của Hồng Hạnh trong nhạc phẩm KHI TA CÓ NHAU như kéo ta ra khỏi màn sương đêm vào vùng ánh sáng chói lòa của của ánh bình minh. Điệu Tango như vẫn còn vương vấn những ngày hạnh phúc… Khi ta có nhau.

Giọng hát Quang Tuấn chạy theo những cung bậc của nhạc phẩm TRỐN thật khéo. Những nốt nhạc như cuồn cuộn một lần bỏ lại sau lưng những gì chợt mất trong đời. Để vẫn nuối tiếc với hy vọng tìm lại chút dáng xưa dù có là thân ốc trốn tận dười nước sâu của đảo hoang nào đó.
           Thế rồi cung bậc chuyển thành lê thê với quá nhiều mất mát. Tháng tư đen vẫn mãi như vết thương đau của những người đang lạc nhau trên từng bước đường lưu xứ. Ta đã lạc nhau trong đời để cho cuộc tình cùng nỗi nhớ rong rêu. EM KHÔNG CÒN QUA NỮA BẬC THỀM RÊU như một thét gào của thất vọng. Tất cả hiện tại không sao xóa mờ được những kỷ niệm ngày tháng cũ. Vì “Em đi qua tôi mất từng nụ cười…” để “Vẫn còn tôi trên dòng đời hiu quạnh…” và “Tháng tư giăng đầy góc phố …!” Lời thơ thật rung động.
CHIỀU KHÔNG EM, tựa đề thật lạ cho một nhạc phẩm. Giọng hát Ý Lan như lê thê cho nỗi buồn bốn mùa qua đi trên những nẻo đường ly hương. Những đổi thay của thời gian và cảnh vật xung quanh như càng làm cho nỗi buồn trong nét nhạc Đào Nguyên thêm thắm thiết, réo rắt niềm đau mất mát. Trong tĩnh lặng của đêm đen Đào Nguyên như được trở về với quá khứ tình yêu. Dòng nhạc của Đào Nguyên càng ngày thêm tròn trịa và cô đọng như niềm xúc cảm nghẹn nghẹn mà chẳng thể bộc lộ… Một nhạc phẩm hay!
Dòng nhạc trở nên tha thiết đi ngược thời gian về lại quê hương. Từ cuộc sống lưu dân rủ rê nhau về với đồng lúa, với lũy tre nơi đó mang dáng dấp hình ảnh người yêu. Tình yêu ấy dành cho người hay dành cho cả một quê hương bỏ lại. QUÊ HƯƠNG NGƯỜI TÌNH hay chính quê hương tôi. Có phải chăng Đào Nguyên đã gửi cả nỗi nhớ quê vào nhạc phẩm này?
Có tuổi nào đẹp hơn dòng sông tuổi thơ. Tuổi thơ được nuôi dưỡng bằng tiếng ru của mẹ hiền, bằng tiếng ca dao đậm đà tình tự dân tộc. Tuổi thơ đã bị tước đoạt để sớm bước vào nỗi nhọc nhằn tủi nhục của kiếp nô lệ. Quê hương nào của em để nhớ! Xung quanh em là xa lạ giữa quê người, không ai xót thương. Tuổi thơ Việt Nam đã bị bán đi bởi những loài ác qủy mang hình người. CÒN ĐÂU TUỔI THƠ, nhạc phẩm chắc chắn đã được viết bằng nước mắt, bằng nỗi xót xa của Đào Nguyên. Âm thanh đã làm cho người nghe phải xúc động là thành công của nhạc phẩm. Và giọng hát thật buồn của Cam Thơ đã đưa nhạc phẩm CÒN ĐÂU TUỔI THƠ của Đào Nguyên vào vị trí xứng đáng của những nhạc sĩ hải ngoại bây giờ.
Tình yêu vẫn là đề tài vô tận. Nếu gom lại những tác phẩm thơ, văn, nhạc của thế nhân chắc chắn trái đất này đã phủ kín. Khóe mắt, nụ cười, mái tóc và cả búp tay thon thả đã là NGÔN NGỮ TÌNH YÊU bất thành lời. Ngôn ngữ thật thừa thải khi hai tâm hồn đã trao nhau trọn vẹn. Tiếng hát nào hòa nhịp với tiếng dương cầm như hai trái tim cùng trỗi khúc yêu đương. Nhưng lỡ mai này không còn giọng hát thì chắc hẳn tiếng đàn cũng trở nên lỗi nhịp tình, như đôi kẻ yêu nhau bỗng chia lìa.
Cuộc tình bỗng mệt nhoài trong cõi vô thường. Chặng dừng chân nơi cõi ta bà đã gây nên bao khổ lụy vì những tham sân si mang nặng. Cuộc tình không đạt là nỗi khổ, và khi cuộc tình tan vỡ cũng gây biết bao khổ đau. Cuộc nhân sinh là bể khổ. Cung bậc trầm buồn trong dòng nhạc Đào Nguyên như tiếng chuông Chùa nhẹ buông man mác trong chiều tà. Khi giã biệt nơi này cũng chẳng mang theo được gì nên CHẶNG DỪNG chỉ là cõi tạm. Lâu lắm mói lại nghe lại dòng thơ Song Nhị. Lời thơ và ý nhạc như cùng chấp cánh bay lên trên cõi trần gian một lần dừng lại.
Nhạc phẩm cuối của CD cung bậc mang niềm vui của tuổi thơ. Âm thanh như đưa mọi người trở lại niềm vô tư của tuổi măng non. Nhạc phẩm cũng mang nội dung giáo dục rất bổ ích cho các cháu nhỏ trong cuộc sống xa quê hương. HÀI TIÊN đã chấm dứt dòng nhạc của Đào Nguyên bằng giọng hát trẻ thơ chưa vướng mắc gì vào cuộc đời này.
Sau khi nghe mười nhạc phẩm trong CD, NHỮNG BẬC THỀM RÊU đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc. Dĩ nhiên có những nhạc phẩm vươn lên thật cao về phối âm dẫn giắt người nghe phải buồn, giận, thương, ghét vượt trội như EM KHÔNG CÒN QUA NỮA BẬC THỀM RÊU, CÒN ĐÂU TUỔI THƠ hay NẮNG MƯA CUỘC TÌNH và CHẶNG DỪNG. và nhạc phẩm dành cho tuổi thơ như HÀI TIÊN. Những nhạc phẩm khác trong CD tuy không nổi bật nhưng cũng là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật nhất định.
Bài tạp ghi này là một nhận định đầu tiên của cá nhân về một bộ môn tôi chỉ có thể đánh giá bằng “đôi tai” và với một tấm lòng... Bộ môn văn nghệ tôi mù tịt về kỹ thuật ký âm pháp cũng như kỹ thuật sáng tác...
        
Ngũ Lang, Vùng gió xoáy – xuân không chín
 
Trích trong Em không còn qua nữa bậc thềm rêu, Khôi An viết
            ...Tôi đã “gặp” bài thơ Em Không Còn Qua Nữa Bậc Thềm Rêu của Phạm Ngọc từ năm ngoái. Bài thơ ngậm ngùi, gợi nhớ cả một thời xưa kỷ niệm. Ai lớn lên ở VN mà không từng gần gũi với những bậc thềm rêu trong những con ngõ, những góc chùa, hoặc những ngôi trường cổ kính như trường Trưng Vương của tôi. Đọc bài thơ tôi tưởng như tác giả là một người trong đám chúng tôi ngày đó, chỉ sau một lần tan học, hôm sau trở lại ngơ ngác trong sân trường vì người thương đã không còn đến lớp…   Chỉ cái nghe cái tựa thôi, thính giả đã đoán được đây là một bài nhạc lãng mạn và buồn. Và điều bất ngờ thích thú đã đến với tôi ngay tiếng nhạc mở đầu. Không phải là Slow chậm buồn hay Boston rã rời mà là một điệu nhạc da diết có chút âm huởng của nhạc Jazz. Nhạc không chậm mà khá dồn dập. Và, nhịp điệu hơi mạnh, hơi nhanh, vừa đủ để chuyên chở cái khắc khoải của bài thơ. Tiếng nhạc không diễn tả cái buồn chán chường hay dã dượi mà là cái ngậm ngùi của một chàng thanh niên. Rất buồn nhưng vẫn sống động, rất mất mát nhưng vẫn tự tại. Âm điệu này rất hợp với hình ảnh chàng trai đang nhớ thương người ra đi nhưng “vẫn ngồi giữa cõi nhân gian, rồi chợt buông tiếng hát vu vơ… ”
Điều bất ngờ thích thú thứ hai đến khi tôi tìm ra nhạc sĩ là Đào Nguyên, một nữ nhạc sĩ. Theo tôi, bài này diễn tả khá tinh tế về cảm xúc của một chàng trai, và Đào Nguyên đã giữ được cái buồn rất “đàn ông” của chàng trai đó bằng cả nhạc và lời. Nhân vật trong bài xưng “tôi”, không phải là “anh”, và điều đó đem lại cho người nghe cảm giác người thanh niên đó đang tâm sự với chính anh ta hơn là với người yêu đã xa.
Tiếng nhạc réo rắt mở đầu làm người nghe chú ý, và có lẽ người nghe đã gật đầu nghĩ đây là một bài hát đáng nhớ khi đoạn đầu tiên kết thúc bằng “trái tim đau như muôn ngàn vết cứa”. Chữ “cứa” đã được thi sĩ dùng một cách độc đáo để diễn tả nỗi buồn gặm nhấm dai dẳng và đã được diễn tả trọn vẹn, thấm thía bằng nốt nhạc cao rồi thả thật dài. Cam Thơ đã lên rất tròn, rất hay, diễn tả rất tuyệt ở nốt cuối trong câu hát này.   Đào Nguyên đã chọn lựa một cách tài tình chỉ một phần của bài thơ nhưng chuyên chở trọn vẹn nỗi đau thấm thía của một ngươì ở lại, mà mỗi góc nhỏ của không gian đều gợi lại hình ảnh cũ
“em không còn qua nữa bậc thềm rêu
vết tích vẫn còn xanh giữa đời mưa nắng
vẫn con đường xa lạ đến mênh mông
vẫn con đường năm tháng cũ đợi mong”
  Lời thơ nguyên thủy đã hay mà lời hát đuợc chọn lọc rất khéo léo còn cô đọng và diễn tả sâu sắc thêm lên.

Những người đã từng mất mát, đã từng chia tay sẽ cảm được cái ngậm ngùi của “nhớ mãi một mùa trăng” vì một mùa trăng thì có biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn.   Âm điệu bài hát nhịp nhàng, với vài chỗ vút lên cao đưa tới người nghe trọn vẹn cảm xúc trong lời hát. Hình ảnh người thanh niên rất buồn nhưng giữ sâu nỗi buồn trong lòng bàng bạc trong suốt bài nhạc cho đến khi kết thúc. Câu cuối của bài hát bật lên thống thiết, như cuối cùng chàng trai cũng phải ngửa mặt kêu lên “đã xa người rồi sao cứ mãi gọi nhau?” Nốt nhạc vút cao rồi ngân dài trong chữ “mãi” diễn tả rất đủ cái đau đớn cuối cùng cũng phải thốt lên trong một tiếng than dài.   Nói chung EKCQNBTR là một tác phẩm đáng được nhạc sĩ Đào Nguyên hài lòng vì nó gợi nhớ lại kỷ niệm xưa bằng cách diễn tả không cũ kỹ. Bài hát chuyên chở đuợc những cảm xúc lưu lại trong ký ức người nghe, và đủ thu hút để người mới nghe qua một lần phải tìm nghe lần nữa rồi kết luận là “bản này hay”.
Khôi An (San Jose, California, March 1, 2009)

 


Bấm vào hình để đọc bài tường thuật đêm nhạc Đường về Đào Nguyên


                      

Trích trong bài viết Album Nhạc Ðào Nguyên - Những Cung Bậc của Thiền & Tình Yêu của Vương Thy Ngọc (Thời Báo 13 tháng 11, 2004, San Jose, California)                    




Ðây là một CD được thực hiên khá công phu và được Ðào Nguyên đầu tư rất cẩn trọng.
CD " Trả Lại Cho Anh", gồm mười bài hát, phổ thơ của: Từ Minh Phương, Nhất Uyên và L.Kh.V.
CD "Trả Lại Cho Anh" với phần hòa âm của Lê Huy, Bảo Phúc và Thanh Lâm... Ðào Nguyên đầu tư khá nhiều và rất cẩn trọng cho CD đầu tay của cô, đây không đơn thuần là một đĩa nhạc, mà nó là một tác phẩm nghệ thuật cả về nội dung và hình thức... Lời của mười bản nhạc, đều được in với kỹ thuật cao, trên giấy màu láng, với nền là các phong cảnh mỹ thuật.
Mười bản nhạc trong CD, được trình bày bởi các giọng hát trẻ, như: Diễm Liên, Quang Minh, Hồ Quỳnh Hương, Quỳnh Lan, Quang Tuấn, Trang Nhung.

…Tuy CD có tựa là " Trả Lại Cho Anh", nhưng! hoàn toàn không chỉ có chuyện đôi lứa.
Mười bài hát, đều chan hòa tình hoài hương, có lẽ đó là tâm trạng chung của những người viễn xứ, chúng ta hãy nghe tiếng hát trữ tình của Quang Minh, qua bài: "Giòng Sông Xưa", đã được Ðào Nguyên phổ thơ của L.Kh.V….


Hoặc qua bài "Nhớ Biển Tình Quê", phổ thơ của Từ Minh Phương, với tiếng hát chân phương của Quang Tuấn.

Cũng qua tứ thơ của Từ Minh Phương, nhạc phẩm "Gió Sương", đã được Ðào Nguyên, đem hết suy tư trong chất "Thiền", để tạo một âm giai nhẹ nhàng, thanh thoát như gió và sương, nhưng qua tiếng hát đầy chất giọng sang cả của Diễm Liên, người yêu nhạc lại cảm nhận ra nó có một cái gì đó rất thâm sâu, mênh mông như trời và đất, con người và thiên nhiên...

...


Trong cõi đời thường này, chuyện tình yêu đôi lứa, có người cho rằng: Ðó là chuyện xưa như trái đất, nhưng chữ YÊU luôn luôn được viết hoa, và bao giờ cũng là một đề tài, để văn nghệ sĩ gửi gấm tâm tư của mình vào các tác phẩm: Văn, Thơ, Nhạc, Họa ... thêm nữa là, hình như những cuộc tình không đoạn kết, muôn đời vẫn là những tác phẩm thành công nhất.
Chúng ta hãy cùng lắng nghe, Quỳnh Lan ngọt ngào, thiết tha, để diễn đạt giòng nhạc của Ðào Nguyên, với bài " Trả Lại Cho Anh", khơi lại một kỷ niệm mà trên đường đời, hầu như ai cũng đã trải qua.


Thêm một nhạc phẩm, nói về tình yêu đôi lứa, đã được hai giọng hát trẻ Quang Minh và Quỳnh Lan, cùng diễn đạt, khiến người nghe như chính chuyện của mình, nhạc phẩm: "Thiên Ðường Mùa Xuân", đã được Ðào Nguyên phổ qua thơ của Nhất Uyên.
…xin mời giới yêu nhạc, hãy đón nhận CD " Trả Lại Cho Anh" của Ðào Nguyên, để cùng hòa vào tiếng hát của các ca sĩ, giúp những phút giây yên bình và lắng đọng tâm tư, quay về với bản ngã, trong đó có ngọt ngào say đắm của Tình Yêu và có cả sắc sắc không không của cửa Thiền.

CD "Trả Lại Cho Anh", với sự trình bày của các Ca Sĩ: Diễm Liên, Quang Minh, Hồ Quỳnh Hương, Quỳnh Lan, Quang Tuấn và Trang Nhung.
Qua mười nhạc phẩm: Gió Sương, Giòng Sông Xưa, Vòng Tròn Mãi Xoay, Thiên Ðường Mùa Xuân, Có Một Giòng Sông, Nhớ Biển Tình Quê, Chiều Không Em, Ưu Tư Của Biển, Chờ Một Chuyến Ðò, Trả Lại Cho Anh.
Ðặc biệt hơn, được in ấn kèm theo CD có  bốn bản nhạc  do Ðỗ Tuyết Trinh dịch lời ra Anh Ngữ …

Phoenix, Arizona
November 04, 2004
Vương Thy Ngọc
Trích trong bài giới thiệu CD Trả Lại Cho Anh do Phương Thư thực hiện (đài Saigon Radio 22 tháng 11, 2004)
… Đào Nguyên là một người có duyên phận với âm nhạc từ thuở bé.  Cô biết xử dụng nhiều  nhạc cụ như:  mandoline, đàn tranh, piano và keyboard.  Với mối duyên âm nhạc như thế, đáng lẽ ra cô phải trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp.  Nhưng không, công việc đời thường của cô lại gắn liền với những con số khô khan.  Bởi thế mà giòng chảy âm nhạc luôn luân lưu trong tâm hồn cô, thôi thúc cô, làm cho cô trăn trở...
Thế là Đào Nguyên đã cầm bút lên.  Đào Nguyên viết nhạc.  Cô viết nhạc dễ dàng như nhạc đã có sẳn trong tâm thức, như cung đàn vào tay người nâng phím.  Những tuyệt vời của âm thanh mà Đào Nguyên trăn trở bấy lâu nay đã hiện hình thành cung bậc rõ nét.  Lúc trầm bỗng, lúc nhặt khoan, lúc thì thầm kể lể, nhạc Đào Nguyên như khắc họa tâm tư của một người nữ vào đời với những ước mơ, với cuộc tình đong đầy kỷ niệm.  Từ những thai nghén âm thanh để kết tụ thành nhạc khúc, những trăn trở bấy lâu cuả Đào Nguyên nay đã có bến bờ.  Trong hạnh phúc thương yêu hay cảm nhận mất mát thì Đào Nguyên cũng đã chia xẻ với cuộc đời này bằng những rung động âm nhạc trong cô.
…bài hát “VÒNG TRÒN MÃI XOAY”, Đào Nguyên viết từ bài thơ   VÒNG TRÒN  của Từ Minh Phương. Vòng tròn ấy là Thu sang gió trở lạnh, Đông lại về, nắng Xuân tới, rồi Hạ qua... Bốn mùa thay đổi theo lẽ tuần hoàn cuả vạn vật.  Nếu như ta có buồn khi thấy mùa Thu lá rụng, rồi cũng có ngày nắng Xuân về cho cây cỏ lại xanh tươi.  Tất cả dưới nhãn quan thiền học thì đó chỉ là “ bánh xe luân hồi” của cuộc đời mà thôi.  Cho nên hãy giữ cho tâm tĩnh tại, mọi sự trên đời rồi cũng trôi qua, mấy muộn phiền rồi cũng phôi pha...
Phương Thư

Trích trong bài viết Một Bóng Hồng Viết Nhạc: ĐÀO NGUYÊN của Quách Nam Dung.
(Nữ nhạc sĩ Quách Nam Dung hiện cư ngụ tại Australia)
…. Những quan niệm xa xưa về giai trò của người phụ nữ trong xã hội giờ đã thay đổi nhiều. Người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt những phụ nữ Việt Nam hiện đang sống tại hải ngoại, không ít thì nhiều đã chịu ảnh hưởng của nền văn minh Tây Phương, nền văn minh mà vai trò của người phụ nữ thường được đề cao trong xã hội. Quan niệm xướng ca vô loài mà ta thường nghe đến lúc trước cũng đã đổi thay, và thế là chúng ta đã nhận thấy trong lãnh vực sáng tác ca khúc hiện nay tại hải ngoại, đã có sự xuất hiện của những bóng hồng ...
Trả Lại Cho Anh mối tình xa xưa, với những vần thơ anh gởi tặng, giờ chỉ còn lại những nét chữ phai màu, như gió thoảng bay trong một buổi chiều hôm nao…
Cuộc tình đắm say những tưởng sẽ hòa cùng vũ trụ cho vạn vật thêm tươi màu, cho lá hoa thêm đầm ấm hương tình … giờ đây xin trả lại cho anh những lời nói hôm nào…Những ước mơ một đời bên nhau, những kỷ niệm êm đềm ngày hôm ấy, giờ còn lại gì, ngoài một giấc mơ phù du. Giọt lệ nào đong đầy những kỷ niệm, làm buốt nhói con tim … Những vì sao nào lấp lánh những tia sáng huyền ảo, bao phủ cả một giòng sông thiết tha những yêu đương, xin trả lại cho anh đó. Vầng trăng đêm ấy rồi cũng nhạt nhòa theo năm tháng … Nét vẽ hôm nào cũng đã nhạt phai màu … và tiếng đàn giờ chỉ còn vang vọng lại những âm thanh rã rời lạc lõng nỗi nhớ mong. Lời nói hôm nào, giờ xin trả lại cho anh … Xin gởi trả lại anh cả những lời thở than, vì biết rằng mình đã thật sự mất nhau rồi…
Trả Lại Cho Anh, với những âm thanh thiết tha như còn vang vọng đâu đây … Trả Lại Cho Anh đã được Quỳnh Lan trình bày, với chút chua xót, chút trách móc, lẫn chút dỗi hờn…
Nhớ Biển Tình Quê là một bản nhạc về tình yêu quê hương … Nơi bờ biển này, vào một buổi chiều hoàng hôn với người qua lại, sao nghe lòng trống vắng. Ký ức như quay quắt trở về một bờ biển cát trắng năm nào, nơi có hàng dừa cao, và những dấu chân in trên cát vẫn như còn hằn sâu trong tâm trí…Nơi bến mơ này, ngàn sao vẫn lấp lánh trên bầu trời cao, mà lòng sao trĩu đầy nhung nhớ … Nhớ đến một cuộc tình không trọn vẹn bên kia bờ đại dương… Bên bờ biển cách xa nghìn trùng ấy, biết sóng có gọi thầm ai đó? Biết có bước chân nào ngập ngừng in trên bãi cát vào một chiều nắng lung linh. Giòng đời vẫn trôi, trời đất vẫn hững hờ, chim trời dường như quên vỗ cánh, đại dương dường như quên vỗ sóng. Thiên nhiên dường như đã nhuốm vận nỗi buồn của người tha hương? Ôi quê hương sao vẫn còn mờ mịt cuối chân trời:
Nhớ Biển Tình Quê đã được Đào Nguyên khéo léo đan kết thành những âm thanh man mác một nỗi buồn… nỗi buồn của một người viễn xứ. Lời bản nhạc xuất phát từ những vần thơ đậm nét quê hương của Từ Minh Phương, được Quang Tuấn trình bày với một chất giọng quyến rũ trầm ấm làm xao xuyến người nghe. 
Giòng Sông Xưa được trình bày qua tiếng hát Quang Minh, một giọng hát truyền cảm chững chạc. Giòng Sông Xưa, thơ L. Kh. V., là những áng thơ mang đầy màu sắc, với không gian là một giòng sông quê cũ có hoa lục bình trôi bềnh bồng, và thời gian vào một buổi chiều khi ánh tà dương đang dần khuất bóng. Cả một bức tranh về quê nhà đã được vẽ lên với một đời sống mộc mạc, với hình ảnh một giòng sông êm đềm trôi, thấp thoáng những vườn bắp vườn cà, cả những cánh hoa dại lẻ loi bên đường, như đang đắm chìm trong hạnh phúc. Nơi giòng sông xưa đó, ta đã từng trải lối đi với đầy bông hoa sứ, anh ước mơ người em gái nhỏ năm nào trở về, để cùng nhau mình hái sen mùa Hạ, những cánh hoa đượm tình quê hương. Quê hương ta đó, nơi có giòng sông thân thương, nơi có núi Dia-blo, và những đoá hoa hướng dương làm vàng cả một cánh đồng. Quê hương ta đó, biết bao giờ em trở lại? Có bao giờ em sẽ trở lại?...
Những nốt nhạc trầm bổng tự nhiên lồng trong cấu trúc hài hòa của những nhạc bản trong CD Trả Lại Cho Anh, đã được Đào Nguyên ghi lại từ những vần thơ êm ái, mang đến người thưởng thức những ngạc nhiên đầy thích thú. Thời gian rồi sẽ qua đi như bóng nắng. Tuổi thơ rồi sẽ trở vàng như những ngọn lá chuyển mùa. Có còn lại chăng là niềm hạnh phúc yêu thương và được yêu thương, cả hạnh phúc của sự mất mát** … Xin cám ơn những dòng âm thanh mượt mà xuất phát từ tấm chân tình của người nữ nhạc sĩ này, cho cuộc đời này thêm chút sắc màu ... Xin cám ơn Đào Nguyên. Xin cám ơn một bóng hồng viết nhạc.   
Quách Nam Dung
** Trích trong trang trong của bìa CD Trả Lại Cho Anh.
 
Trích trong Vài Ghi Nhận về CD TRẢ LẠI CHO ANH của Đào Nguyên, bài viết của Nguyễn Phước Nguyên
...  Điều tôi ghi nhận là Đào Nguyên không chỉ chọn thơ tình yêu đôi lứa như nhiều nhạc sĩ khác.  Có bài phảng phất một nhân sinh quan (Gió Sương)… Có bài bàng bạc sự trở về với chính mình, rồi hòa nhập mình vào bao la (Giòng Sông Xưa)… Có bài đưa ra một hình ảnh thật giản dị, nhưng làm ta bàng hoàng với cái giản dị đó (Chiều Không Em)…
Ba thí dụ đủ để bạn đọc nhìn ra cái "khác" trong sự lựa chọn những bài thơ để phổ nhạc của Đào Nguyên.
Trong những lần nghe CD Trả Lại Cho Anh gần đây, tôi vừa nghe vừa âm dung ra những bài nhạc của Đào Nguyên được trình bày thật đơn sơ.  Không ca sĩ chuyên nghiệp, không hòa âm công phu.  Chỉ bài nhạc, với một giọng hát và một nhạc khí như piano hay guitar.  Và tôi tự đặt câu hỏi – Những bài nhạc của Đào Nguyên có tự "đứng” được không với cách trình bày này.  Và tôi nghĩ rằng câu trả lời là “ Có ” cho đa số các bài nhạc của Đào Nguyên trong CD Trả Lại Cho Anh này.
Như tôi đã viết ở trên, cái “khác” trong nhạc Đào Nguyên không năm trong hiện tại, mà là tương lai…
Nguyễn Phước Nguyên (January 28, 2005) 28, 2005)

Những hình ảnh cũ qua những show ca nhạc của Đào Nguyên

 


Ðào Nguyên và 2 Mẹ Con Phương Vi và Mai Vi -
Đêm Văn Nghệ
IRCC 35 Years Looking Back, 2010 - San Jose, CA
 


Ca sĩ Phương Vi và Mai Vi - Tâm Tình Mẹ Con
Đêm Văn NghệIRCC 35 Years Looking Back, 2010 
- San Jose, CA
 
 
 


Ca sĩ Đồng Thảo - Đêm Văn Nghệ Còn
Đâu  Tuổi Thơ - Newark, CA, Sep 19 2009
 
 

Ca sĩ Phương Vi và Mai Vi - Tâm Tình Mẹ Con - San Jose,
Vu Lan 2009
 
 
  
 
 
 
 
Ðào Nguyên và Ngọc Diệp - Khi Ta Có Nhau - Santa Clara Convention Center Dec. 2008
 
   





Học sinh trường Việt Ngữ Về Nguồn trình diễn Hài Tiên - Santa Clara Convention Center - Santa Clara, CA, Dec 28 2008
 
    
   

Ca si Minh Vu & Sao Khue - Em Không Còn Qua Nữa Bậc Thềm Rêu -Phoenix, Arizona - 14 June 2008


Ðào Nguyên đệm piano - Em Không Còn Qua Nữa Bậc Thềm Rêu - Foothill College, Los Altos Mar 2008
Ca sĩ Ðồng Thảo - Em Không Còn Qua Nữa Bậc Thềm Rêu - Thành Ðược, San Jose, Nov 4th 2007
Ca sĩ Ðồng Thảo - Em Không Còn Qua Nữa Bậc Thềm Rêu - Nhà Tôi, San Jose, Sep 30 2007
Ca sĩ Ðồng Thảo, Còn Ðâu Tuổi Thơ - Le Petit Trianon, San Jose 7-2007

San Jose - Đường về Đào Nguyên June 12,2005
Hilton Hotel - Chicago 1986
Passion

CD "Chung Tình" đã phát hành. Liên lạc daonguyenmusic@yahoo.com (email subject ghi: CD order) hay phone 408-896-6290. Giá mỗi CD $12 đã tính cước phí.